K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2018
Truyện được xây dựng chủ yếu qua hệ thống các câu đố, tạo nên các tình tiết hồi hộp, li kì, hấp dẫn. Do đó, lời kể cần nêu bật cách xử lí tình huống, phương pháp giải đáp vừa linh hoạt vừa đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ.Hệ thống các câu đối thoại rất độc đáo: mỗi kiểu đối thoại thể hiện một đặc điểm tính cách khác nhau.- Viên quan có giọng hống hách: "Này lão kia, trâu của lão một ngày cày được mấy đường?".- Giọng em bé láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm, hay hỏi vặn lại nhằm mục đích đẩy người đố vào thế bí, thế bị động.- Giọng ông bố có vẻ cam chịu, có phần sợ hãi: "Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!".Hok tốt# MissyGirl #
10 tháng 10 2018

tên câu chuyện ,nhân vật và những chi tiết cần nhớ để kể nhé 

10 tháng 10 2018

em bé thông minh trong sách ngữ văn 6 trang 70 sgk

18 tháng 10 2016

Bạn tham khảo nhé

Bài làm

Thông minh vốn là quý thật của con người. Sự thông minh và trí khôn dân gian giúp con người vượt qua những thách đố oái ăm, có được nguồn trí thức cần thiết cho cuộc sống. Câu chuyện Em bé thông minh là tôi kể ra đây sẽ thể hiện điều đó. Chuyện như sau.

Thuở xưa có vị vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nơi tìm người tài giỏi. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.

Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:

- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, chưa biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, cha phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.

Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ây đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.

Khi nghe tin này, cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.

- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!

- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.

Người cha ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, đến nước cùng, họ nghe theo nhưng bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi ngả trâu đánh chén.

Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:

- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

Em bé vờ vĩnh đáp rằng:

- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cho con đẻ được nhờ.

Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:

- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.

Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:

- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!

Vua cười bảo:

- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?

Em bé tươi tỉnh đáp:

- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và các triều thần chịu đứa bé là thông minh, lỗi lạc. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cho lấy cho mình một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.

Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích của cuộc đi sứ ở nước ta, vua quan đưa mắt nhìn nhau, chẳng tìm ra câu giải đáp. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

Khi viên quan mang dụ chỉ đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên rằng:

Tang tình tang, tình tính tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang

Tang, tình tang...

Em bé bào thêm:

- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!

Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.

Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.

Sự thông minh của em bé đã làm nên việc lớn. Trí thông minh của em đã giúp ích cho gia đình, giúp ích cho quê hương, đất nước.

15 tháng 12 2016

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho toi la một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

  

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.

4 tháng 2 2021

Ai trong cuộc sống cũng có những tình bạn đẹp mãi mãi chẳng thể nào quên được. Và em cũng vậy. Một trong những tình bạn đẹp nhất của em đó là với bạn An, người bạn đã đồng hành cùng em suốt 5 năm tiểu học. Thật may mắn là nhà An cũng gần nhà em nên chúng em thường xuyên chơi với nhau khi còn nhỏ. Khi vào lớp 1, em và An lại may mắn được học chung một lớp. Từ đó, tình bạn của chúng em cứ thế nảy nở và gắn bó. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng em không chỉ là những người bạn thân thiết của nhau mà còn giúp đỡ nhau rất nhiều trên con đường học tập. Chúng em cùng học, cùng chơi và cùng giúp đỡ nhau học hành và tiến bộ. Khi em có bài khó thì An sẽ giúp em hiểu và làm được. Khi An có vấn đề gì khó khăn thì em sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Một trong những kỷ niệm mà em mãi mãi chẳng thể nào quên được với An đó là việc bạn đã từng chạy mưa suốt 5 tiếng đồng hồ để mang bài tập đến cho em. Hôm đó, em sang nhà bà ngoại vì thăm bà ốm nên em đã xin phép cô giáo cho mình được nghỉ học. Thế nhưng hôm đó lớp em học phần kiến thức vô cùng quan trọng và khó nhằn. Ngày mai còn có bài kiểm tra liên quan nữa. Em cảm thấy vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Hôm đó trời còn mưa rất to nữa. Tầm 2 tiếng sau giờ tan học chiều, em thấy có người bấm chuông cửa, em liền chạy ra và thật bất ngờ khi đó là An. Người An ướt nhẹp, tay chân run lẩy bẩy nhưng miệng thì vẫn mỉm cười thật tươi đưa cho em quyển vở rồi nói "Tớ biết cậu lo lắng nên đã bảo bố mẹ rằng tớ sang đây rồi. Cậu yên tâm". Khoảnh khắc ấy em đã suýt khóc. Khoảnh khắc ấy khiến em trân trọng tình bạn quý báu này biết bao nhiêu. Em mời An vào nhà. Sau khi lau người xong, An còn giảng lại bài cho em hiểu. Thật may vì sau đó bạn không bị cảm lạnh Tóm lại, tình bạn của em và An là một tình bạn đẹp và đáng quý biết bao. Dù cho lên cấp hai chúng em học những ngôi trường khác nhau nhưng em vẫn thường xuyên qua nhà bạn chơi và vẫn thân thiết như xưa.

Em tham khảo :

Đề số 3 :

Em rất thích câu chuyện cổ tích “Cây khế”. Em sẽ kể lại câu chuyện này theo lời của nhân vật chú quạ.

    “Trong đợt về cây cổ thu vừa rồi, tôi đã kể chuyến phiêu lưu của tôi cho các cháu tôi nghe. Câu chuyện như sau :

Tôi đang bay trên trời thì khát nước quá, tôi quay đầu xuống thấy cây khế có quả mọng nước, liền đậu xuống ăn. Ăn được năm, sáu quả thì có một cặp vợ chồng nghèo đi ra khỏi căn nhà gỗ và nói :Ngươi ăn hết khế thì chúng tôi lấy gì kiếm sống đây ?Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt! – Tôi nói

Hôm sau, tôi đã chở người chồng đến đảo vàng. Sau khi về căn nhà gỗ ấy, tôi chào và hẹn gặp lại.

1 tháng sau, tôi cũng ra cây khế ấy và định xin vài trái khế. Nhưng tôi không thấy cặp vợ chồng nào nữa và thay vào đó là một người đàn ông to béo. Ông tự xưng là anh trai của người chồng đó và cho tôi ăn vài chục quả rồi tôi cũng nói :

Ăn khế trả vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Ngày mai hẹn gặp lại ở đây. Tạm biệt!

Hôm sau, tôi rất ngạc nhiên vì thấy cái túi chín gang mà ông anh đang cầm. Sau khi bỏ hết vàng vào túi, ông còn nhét vào túi áo, túi quần. Trên đường trở về, tôi nói bỏ bớt vàng đi nhưng ổng không chịu. Tôi mỏi quá nên bị nghiêng cánh và giờ đây đã thấy nhẹ hơn. Hóa ra ông anh đã rơi xuống biển và bị chết đuối. Sau đợt đó, cánh của tôi bị đau ê ẩm. Mà đến bây giờ tôi vẫn còn thấy đau.”

  Câu chuyện trên rút cho ta bài học là nếu ta không tham thì ta sẽ sống tốt. Còn nếu ta tham thì ta sẽ phải trả giá cho lòng tham của mình. Giống như câu thành ngữ : “Tham thì thâm” 

5 tháng 12 2018

Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.

Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.

Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.

Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái.

5 tháng 12 2018

BÀI THAM KHẢO 

Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng sa tanh hồng của cô búp bê xinh đẹp.

Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.

Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm chạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm lừng được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.

Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ, bé nhanh chóng thiếp vào giấc ngủ ngon lành.

Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Tha làm sao được!

Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú giỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.

Nhưng... Ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bầy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết con cá nướng ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.

Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt Trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chỉ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.

Nguồn: loigiaihay.com



 


 

4 tháng 2 2018

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ

- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó liên quan đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuyện

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

4 tháng 2 2018

a. Mở bài

Giới thiệu bạn mình là ai?

Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?

b. Thân bài

Kể về kỉ niệm đó:

Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

Sự việc chính và các chi tiết.

Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

c. Kết bài

Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Suy nghĩ của em về người bạn đó.

9 tháng 11 2021

giúp mình với

12 tháng 11 2021

no ???? 44-3=?

1 tháng 5 2018

Kể diễn cảm truyện

2 tháng 3 2019

Đề 3:

  Ta là chim Phượng Hoàng. Ta chuyên cần giúp những người khốn khó và thay trời trừng trị những kẻ tham lam bất nhân.

  Ta thường bay ngang một ngôi làng, ta thấy ở đó có một gia đình nhà kia có hai anh em trai và một người cha già.

  Chẳng bao lâu, người cha mất đi. Nhà còn hai anh em. Người anh không những không bao bọc, thương yêu em mà lại rất tham lam, đối xử với em rất tệ. Hăn lấy vợ. Viện cớ đã có gia đình riêng hắn đứng ra chia gia tài. Bởi tham lam nên hắn giành hết gia sản, chỉ cho người em một cây khế ngọt ở góc vườn. Người em vốn ngoan ngoãn lại hiền lành nên anh chia sao người em nhận vậy. Anh ta nhận cây khế, dựng một túp lều con dưới gốc, rồi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.

Cây khế của người em rất sai quả. Mùa khế chín, ta thấy người em thường hái trái đem ra chợ bán, lấy tiền mua gạo. Nhìn thấy người em tội nghiệp, làm lụng vất vả trong khi người anh rất sung sướng ta bèn thử lòng người em. Ta đến cây khế, thản nhiên ăn hết trái khế này đến trái khế khác. Người em thấy vậy bèn buồn bã nói với ta: "Chim ơi, thương tôi với! Chim ăn hết khế của tôi thì tôi lấy gì đổi gạo?". Ta bèn nói: "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đêm sau, ta quay lại khu vườn. Bảo người em trèo lên lưng, ta chở anh ta vượt qua núi cao, sông dài, biển rộng đến đảo vàng, ta thả anh ta xuống. Một lúc sau, ta tháy người em quay ra với một túi ba gang đầy vàng. Ta lại cõng anh ta vượt trùng khơi về nhà. Từ đấy, cuộc sống của người em thay đổi hẳn. Anh ta không còn khổ cực nữa. Không những vậy, anh ta còn chia bớt của cải cho những người nghèo xung quanh mình. Tuy giàu có nhưng anh ta không hề kiêu căng, vẫn sống lối sống hết sức đạm bạc.

  Người anh thấy cuộc sống của người em thay đổi thì nổi máu tham lam. Anh ta đến nhà, hỏi chuyện rồi gạ người em đổi cây khế cho mình. Người am vui vẻ đổi cây khế cho anh trai và dọn về căn nhà mà cha mẹ để lại, nhường túp lều nhỏ dưới gốc khế của mình cho anh.

  Mùa khế lại đến, ta lại đến ăn khế chín. Người anh thấy ta ăn khế thì tiếc của, bèn đuổi ta đi. Ta nói "Ăn một quả khế, trả một cục vàng. May túi ba gang, mang đi mà đựng".

  Đúng hẹn, ta quay trở lại khu vườn, chở người anh đến đảo vàng. Thấy vàng hắn tối mắt tối mũi lấy đầy một túi to đến mười hai gang mà hắn may sẵn, không những vậy, hắn còn dắt theo trên người rất nhiều. Hăn quên mất rồi lời ta dặn rằng chỉ được đầy túi ba gang mà thôi. Ta chở hắn về nhưng vì hắn quá nặng nên khi bay đến giữa biển khơi ta chao cánh, gió lại thổi mạnh nên hắn rơi tỏm xuống biển.

  Thế đấy, những kẻ bát nhân, lại tham lam, ăn ở không chút nghĩa tình như hắn thfi sớm muộn cũng sẽ nhận được kết cục như vậy. Còn người em, anh ta ăn ở hiền lành, lại sống có nhân nghĩa, người tốt thì bao giờ cũng sẽ nhận được điều tốt.

1 tháng 12 2022

hay quá cảm ơn bn chúc bn học tốt nha thanghoa

12 tháng 2 2019

kb  nha mn

12 tháng 2 2019

                                         Câu chuyện Nàng tiên ốc

Tôi là một bà lão nghèo khổ cô độc, gầy còm sống bằng nghề mò cua, bắt ốc. Cuộc sống cô độc đã xếp từng nếp nhăn trên da mặt tôi. Sự nghèo khổ in hằn trên áo quần vá chằng vá đụp của tôi. Tuổi già đè nặng trên thân thể gầycòm mòn mỏi của tôi. Hằng ngày, tôi vẫn phải lặn lội trên từng đám ruộng, bờ sông mò cua bắt ốc đế đổi lấy gạo.

Một hôm, tôi bắt được một con ốc màu xanh óng ánh. Con ốc nhỏ xinh vỏ màu xanh bạc, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Con ốc đẹp quá, có người hỏi mua nhưng tôi không bán. Tôi thấy thương con ốc nên đem nó về thả trong chum nước để nuôi. Từ ngày tôi nuôi con ốc, nhà tôi xảy ra nhiều sự lạ: khi tôi đi làm về, cơm canh đã được dọn sẵn, nhà cửa sạch bóng, cỏ vườn đã được dọn sạch, lợn trong chuồng đã được ăn no. Tôi ngạc nhiên quá, lạ thật, ai đã giúp mình? Tôi tự hỏi rồi quyết chí rình xem. Một sáng, tôi đi ra đồng bình thường như mọi hôm nhưng nửa đường tôi quảy gánh về nhà, rón rén núp ở đầu hè. Từ trong chum nước, một cô gái mặc bộ màu xanh như màu vỏ ốc bước ra. Cô gái ấy đẹp như một nàng tiên: khuôn mặt trái xoan, đôi mắt đen láy nổi bật trên nước da trắng hồng, tươi tắn. Cô gái vén tay áo, dọn dẹp nhà cửa nhanh thoăn thoắt: cô cho lợn ăn, nhặt rau, quét sân. Cô gái nấu cơm, luộc rau. Nắng mai chiếu lên tấm áo lụa cô mặc lóng lánh màu vỏ ốc làm tôi sực tỉnh. Tôi len lén đến bên chum nước, đập tan vỏ ốc ra. Cô gái giật mình, chạy đến chum nước. Tôi ôm lấy cô, tha thiết:

–   Già sống một mình buồn tủi làm sao! Con hãy làm con gái già nhé!

Từ đấy, hai mẹ con tôi sống bên nhau hạnh phúc, bình yên.



Nguồn: https://hocsinhgioi.com/trong-vai-ba-cu-em-hay-ke-lai-cau-chuyen-nang-tien-oc#ixzz5fKPhP78k